Kết hợp đa chuyên khoa giúp tăng hiệu quả điều trị béo phì
Đây là mùa giải đặc biệt thành công của Trường ĐH Nam Cần Thơ, đội được xem là "ngựa ô" tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO năm nay. Trước giải, việc nằm chung bảng đấu "tử thần" với các đội rất mạnh như Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Cửu Long, ít người dám nghĩ Trường ĐH Nam Cần Thơ có thể dẫn đầu nhóm đấu và đi đến trận chung kết khu vực. Hành trình của họ càng thêm phần kịch tính khi ở lượt trận đầu tiên, họ đã thất bại 2-3 trước Trường ĐH Cần Thơ dù được thi đấu hơn người trong gần 10 phút cuối trận. Sang lượt trận thứ 2, cánh cửa đi tiếp của Trường ĐH Nam Cần Thơ càng hẹp dần khi đội chỉ có được trận hòa 0-0 trước Trường ĐH Đồng Tháp. Trong khi đó, cũng ở lượt đấu này, Trường ĐH Cửu Long đã thắng lợi 3-0 trước Trường ĐH Cần Thơ. Trước lượt trận cuối cùng ở nhóm 1, ưu thế lớn nhất thuộc về Trường ĐH Cửu Long khi đã có 4 điểm sau 2 trận; Trường ĐH Cần Thơ xếp thứ nhì với 3 điểm; Trường ĐH Đồng Tháp xếp thứ ba với 2 điểm sau 2 trận hòa và đứng chót chính là Trường ĐH Nam Cần Thơ chỉ có 1 điểm.Với cục diện đó, Trường ĐH Nam Cần Thơ buộc phải thắng đậm Trường ĐH Cửu Long, đối thủ đang có phong độ cao, và chờ đợi Trường ĐH Cần Thơ cùng Trường ĐH Đồng Tháp cầm chân nhau ở trận đấu cuối.Đúng là "cầu được ước thấy" khi Trường ĐH Nam Cần Thơ đã có trận đấu quá hay giành chiến thắng 2-0 trước Trường ĐH Cửu Long. Đặc biệt, ở trận cuối cùng nhóm 1, Trường ĐH Cần Thơ và Trường ĐH Đồng Tháp đã hòa nhau 0-0 cùng dắt tay nhau rời giải. Còn Trường ĐH Nam Cần Thơ hiên ngang tiến vào bán kết với vị trí nhất nhóm 1 gặp Trường ĐH Sư phạm Vĩnh Long (nhì nhóm 2); vé bán kết còn lại của nhóm1 thuộc về Trường ĐH Cửu Long gặp Trường ĐH Trà Vinh (nhất nhóm 2). Khác với 3 trận vòng bảng luôn giành chiến thắng áp đảo với tỷ số đậm thì ở trận bán kết, Trường ĐH Trà Vinh chỉ có chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Trường ĐH Cửu Long. Trong khi đó, ở trận bán kết còn lại, Trường ĐH Nam Cần Thơ càng chơi càng hay khi giành thắng lợi đậm đà 5-1 trước Trường ĐH Sư phạm Vĩnh Long. Với kết quả này có thể thấy, Trường ĐH Nam Cần Thơ thực sự là một thách thức lớn cho Trường ĐH Trà Vinh trên hành trình bảo vệ ngôi vương khu vực. Tuy nhiên, nhìn cả hành trình tại giải năm nay, có thể thấy, Trường ĐH Trà Vinh đang có điểm rơi phong độ rất tốt khi toàn thắng 4 trận với 15 bàn thắng ghi được, chỉ để thủng lưới 1 bàn. Đặc biệt dưới tài dẫn dắt của HLV Trầm Quốc Nam, Trường ĐH Trà Vinh được xem là đội bóng có đội hình đồng đều, lối chơi già giơ, gắn kết đầy bản lĩnh. Đặc biệt, toàn đội Trường ĐH Trà Vinh đều đang quyết tâm cao độ bảo vệ thành công ngôi vương khu vực. Điều này cũng đồng nghĩa, đại diện Trà Vinh sẽ có 2 lần liên tiếp giành vé dự VCK toàn quốc và tiếp tục thể hiện tham vọng của mình ở cấp độ cao hơn. Trận chung kết chiều nay còn là cuộc đối đầu đầy hấp dẫn giữa hai chân sút xuất sắc nhất khu vực: đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận (số 8, Trường ĐH Trà Vinh) với 6 bàn thắng và tiền đạo Từ Chí Minh (số 9, Trường ĐH Nam Cần Thơ) với 4 bàn thắng. Cả hai đều là những nhân tố chủ chốt, có khả năng tạo đột biến và mang về chiến thắng cho đội nhà.Xét về thực lực và cả những nhân tố có thể gây đột biến, hai đội được đánh giá là cân tài cân sức. Trận đấu hứa hẹn sẽ diễn ra với tốc độ cao và kịch tính đến những phút cuối cùng. Đội nào tận dụng tốt cơ hội, giữ vững bản lĩnh sẽ là người chiến thắng. Khán giả trên sân vận động Cần Thơ chắc chắn sẽ được thưởng thức một bữa tiệc bóng đá mãn nhãn và đầy cảm xúc.Từ ngày 10.5, Úc chính thức tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh
Chị Nguyễn Thị Thùy Linh (25 tuổi, ngụ Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) chia sẻ: "Cảnh ở đây rất đẹp, tôi rất thích check-in ở đây. Ra đây vừa có ảnh đẹp, vừa có thể tán gẫu cùng bạn bè".
'Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp mới, không phẫu thuật'
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm học thêm chính thức có hiệu lực sau 3 ngày nữa (từ 14.2.2025).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Thông tư 29 không cấm giáo viên dạy thêm, vấn đề là phải dạy đúng quy định trong thông tư, đừng làm mất đi sự tôn nghiêm cao đẹp của ngành giáo dục, của nhà giáo.Ông Minh cho hay với giáo viên tiểu học, Thông tư 29 cũng không cấm dạy thêm. "Giáo viên tiểu học không được dạy thêm những môn mình dạy chính khóa ở trường, ở lớp. Còn lại các thầy cô có thể dạy rèn chữ đẹp, dạy thủ công mỹ nghệ, dạy STEM, đàn hát, vẽ tranh nghệ thuật, năng khiếu…", ông nói.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết một giáo viên âm nhạc ở trường công vẫn có thể ra trung tâm dạy các môn nhạc cụ cho học sinh. Hoặc giáo viên trong trường vẫn có thể ra trung tâm dạy đàn, dạy vẽ, thể thao… vì đây là các môn bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh, không được tính là các môn dạy kiến thức văn hóa nên không bị xếp là dạy thêm học thêm.Ngày 8.2.2025, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc giáo viên tiểu học có được dạy tiếng Anh, tin học IC3 tại trung tâm ngoại ngữ - tin học không? Học sinh tiểu học có được học tiếng Anh, tin học như IC3 tại trung tâm? Nhiều giáo viên đặt câu hỏi khi họ đọc Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT thấy nội dung "Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật", vậy cụ thể là như thế nào? Giáo viên nào cũng cần đi đăng ký kinh doanh rồi đi dạy thêm hay sao?Luật sư Hoàng Tư Lượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết theo khoản 1, Điều 6, Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, quy định: Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:"Hiện nay, có 2 mô hình bạn có thể lựa chọn: Đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sự khác nhau của 2 mô hình trên nằm ở thủ tục, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động và thuế phải nộp. Tùy vào quy mô hoạt động mà bạn lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh hay doanh nghiệp. Với quy mô nhỏ và vừa nên đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, giáo viên có thể liên hệ Phòng kinh tế (hoặc Phòng Tài chính kế hoạch) cấp quận/huyện nơi bạn đặt trụ sở đăng ký hộ kinh doanh để đăng ký hoặc nộp trực tuyến qua cổng thông tin dịch vụ công quốc gia", luật sư Hoàng Tư Lượng tư vấn.Tuy nhiên, luật sư Hoàng Tư Lượng cũng nói rõ: "Theo khoản 3 Điều 4 của Thông tư 29 quy định: "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường". Như vậy, theo quy định trên, giáo viên trường công lập không thể đứng tên là chủ hộ để đăng ký kinh doanh dạy thêm mà chỉ có thể là thành viên hộ (không có quyền quản lý điều hành); hoặc ký hợp đồng dạy thuê với một cơ sở dạy thêm có đăng ký kinh doanh ngành nghề dạy thêm".Đồng thời, việc giáo viên đó tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thì họ cần phải thực hiện các thủ tục khác (phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo mẫu số 03 phụ lục kèm Thông tư 29, được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29).Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ban hành ngày 30.12.2024, có hiệu lực từ 14.2.2025. Tại đây định nghĩa "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".
Đứng trước thách thức về nguồn kinh phí, nhà sản xuất Hoàng Thanh Huyền (người đứng sau những bộ phim như Tiệc trăng máu, Siêu nhân X, Tết ở làng địa ngục, Đi về phía lửa…) cho biết với ê kíp còn khá khiêm tốn, thì dù còn nhiều khó khăn nhưng để có một tác phẩm thành công thì yếu tố chuyên nghiệp vẫn phải đảm bảo. Theo cô, ngoài đạo diễn, người phụ trách về hình ảnh, âm thanh, hóa trang… cũng nên được chú ý đặc biệt.
Khám phá sức mạnh chơi game trên smartphone giá rẻ Redmi 13C
Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy "lẻn" cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: "Đồng nát thì về cầu Nôm".Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang - vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ "tay" khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành "tày". Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: "Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 - 4 cái bánh chưng". Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: "Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ". Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật "kinh điển" ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: "Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm".Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.